Ngỡ ngàng trước những địa danh bị bỏ hoang nhưng lại đẹp như tiên cảnh

Sự kiện: Du lịch Châu Âu

Mặc dù không có người sinh sống và bị bỏ hoang từ lâu nhưng những địa danh này vẫn làm mê say người ngắm nhìn bởi vẻ đẹp kì lạ của nó.

Hồ Reschen (Bolzano – Ý)

Reschensee hoặc hồ Reschen là một hồ nhân tạo nằm ở phía tây của Nam Tyrol, Ý, cách Đèo Reschen khoảng 2 km về phía nam, tạo thành biên giới với Áo và cách biên giới với Thụy Sĩ 3 km về phía đông.

Ngỡ ngàng trước những địa danh bị bỏ hoang nhưng lại đẹp như tiên cảnh - 1

Hồ nổi tiếng với những cây cột của một nhà thờ thế kỷ 14. Vào mùa đông, khi nước đóng băng, bạn có thể đi bộ tới nhà thờ bằng chân. Một vài lời đồn đại nói rằng, vào mùa đông, người ta vẫn có thể nghe thấy tiếng chuông nhà thờ trong khi thực tế, các chuông đã được tháo khỏi tháp vào ngày 18 tháng 7 năm 1950, một tuần trước khi phá dỡ nhà thờ.

Khách sạn Chateau de Noisy (Dinant - Bỉ)

Lâu đài được xây dựng năm 1866 bởi kiến ​​trúc sư người Anh Edward Milner dưới quyền của gia đình Liedekerke-De Beaufort. Tuy nhiên, Milner đã chết trước khi việc xây dựng lâu đài kết thúc. Lâu đài được hoàn thành vào năm 1907. Trong thế chiến thứ II, tòa lâu đài bị chiếm đóng bởi Đức quốc xã.

Ngỡ ngàng trước những địa danh bị bỏ hoang nhưng lại đẹp như tiên cảnh - 2

Năm 1950, Lâu đài Miranda được đổi tên thành "Château de Noisy" khi đó nó được Công ty Đường sắt Quốc gia Bỉ (NMBS / SNCB) đảm nhiệm và sử dụng làm trại trẻ mồ côi, là trại nghỉ cho trẻ em ốm yếu. Ngôi nhà được sử dụng cho đến cuối những năm 1970.

Đường hầm của tình yêu (Klevan – Ukraina)

Ngỡ ngàng trước những địa danh bị bỏ hoang nhưng lại đẹp như tiên cảnh - 3

Tuyến đường sắt vui chơi giải trí (và lối đi dành cho người yêu) được gọi là Đường hầm tình yêu, nằm gần Klevan ở Ucraina .

Craco (Matera- Ý)

Craco là một thị trấn bị bỏ hoang thuộc vùng Basilicata của miền nam nước Ý.

Ngỡ ngàng trước những địa danh bị bỏ hoang nhưng lại đẹp như tiên cảnh - 4

Thị trấn cổ đã bị bỏ hoang vào năm 1963 do sạt lở đất xảy ra thường xuyên. Việc bị bỏ hoang này đã làm cho Craco trở thành một điểm thu hút khách du lịch và địa điểm quay phim phổ biến.

Spreepark (Berlin, Đức)

Spreepark được khai trương vào năm 1969 với tên gọi Kulturpark Plänterwald, có diện tích 29,5 ha. Khu vực này nằm ở phía bắc Plänterwald , bên cạnh sông Spree.

Ngỡ ngàng trước những địa danh bị bỏ hoang nhưng lại đẹp như tiên cảnh - 5

Từ năm 2002, công viên đã không mở cửa cho du khách vào vui chơi. Tháng 8 năm 2002, công viên bị tuyên bố hoàn toàn mất khả năng thanh toán. Các khoản nợ ở mức 11.000.000 Euro vẫn còn và khu vực này rơi vào tình trạng đổ vỡ. Hàng loạt các loại hình dịch vụ vui chơi vẫn còn tồn tại nhưng không hoạt động kể từ khi công viên đóng cửa.

Trụ sở Cộng sản Buzludzha (Gabrovo – Bulgaria)

Ngỡ ngàng trước những địa danh bị bỏ hoang nhưng lại đẹp như tiên cảnh - 6

Monument Buzludzha trên đỉnh được xây dựng để kỉ niệm chế độ cộng sản vào năm 1891. Công  trình này đã được mở cửa vào năm 1981 nhưng sau đó nó đã không còn được hoạt động và bị bỏ hoang.

Buyukada Orphelinat (Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ)

Ngỡ ngàng trước những địa danh bị bỏ hoang nhưng lại đẹp như tiên cảnh - 7

Tòa lâu đài được xây dựng trên một hòn đảo với nhiều cửa lớn và dây thép gai bao quanh. Đây cũng là công trình xây dựng bằng gỗ lớn nhất từng được xây dựng lúc bấy giờ. Được xây dựng vào năm 1898 như một khách sạn nhưng nó không bao giờ được phép mở vì thiếu giấy phép quy hoạch . Nó vẫn bị bỏ rơi trong một thời gian dài cho đến khi một nhà hảo tâm người Hy Lạp giàu có biến nó thành một trường học và trại mồ côi cho trẻ em.

Tuy nhiên, tòa nhà lại tiếp tục bị bỏ hoang. Cho tới hiện tại, dự án khôi phục tòa nhà vẫn chưa được xem xét.

Ga Canfranc (Canfranc - Tây Ban Nha)

Canfranc Station đã bị đình trệ đột ngột vào năm 1970 khi một đoàn xe trật bánh đã phá hủy một cây cầu của Pháp. Người Pháp quyết định không xây dựng lại cây cầu, đường biên giới đã bị đóng cửa và không bao giờ mở lại.

Ngỡ ngàng trước những địa danh bị bỏ hoang nhưng lại đẹp như tiên cảnh - 8

Tòa nhà chính đã được lợp lại, nhưng ở trạng thái bị hư hỏng, được rào chắn và đóng cửa không cho công chúng ghé thăm. Ngoại trừ vào tháng 7, 8 hàng năm có các chuyến du lịch có người hướng dẫn thông qua các văn phòng du lịch địa phương.

Varosha (Famagusta – Síp)

Ngỡ ngàng trước những địa danh bị bỏ hoang nhưng lại đẹp như tiên cảnh - 9

Varosha là một phần của thành phố Síp của Famagusta. Nó nằm ở phía Bắc đảo  Síp . Trước khi Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm Síp vào năm 1974, đó là khu du lịch hiện đại của Famagusta. Sau đó, dân chúng đã trốn thoát trong cuộc xâm lược và nó bị bỏ rơi kể từ đó.

Balestrino (Liguria – Ý)

Ngỡ ngàng trước những địa danh bị bỏ hoang nhưng lại đẹp như tiên cảnh - 10

Balestrino được bao gồm bởi thành phố cổ lịch sử, trên một ngọn đồi, và thị trấn mới bên dưới nó. Balestrino  bị bỏ hoang vào năm 1953 do mất ổn định về địa chất thuỷ văn.

Công viên giải trí Pripyat (Pripyat – Ukraina)

Ngỡ ngàng trước những địa danh bị bỏ hoang nhưng lại đẹp như tiên cảnh - 11

Công viên giải trí Pripyat ở Pripyat, Ukraina. Nó sẽ được khai trương vào ngày 1 tháng 5 năm 1986, nhưng sau đó hoạt động của công viên bị gián đoạn vào ngày 26 tháng 4 bởi thảm họa Chernobyl xảy ra cách đó vài kilomet. Công viên đã được mở ra cho một vài giờ vào ngày 27 tháng 4 để giữ cho người dân thành phố vào giải trí trước khi thông báo sơ tán thành phố đã được thực hiện. Ngày nay, công viên, và đặc biệt là bánh xe Ferris, là một biểu tượng của thảm họa Chernobyl.

Ám ảnh những công trình bỏ hoang phía sau một Nhật Bản hiện đại

Nhật Bản nổi tiếng với nhiều thành phố hiện đại, nhưng ẩn đằng sau đó là những công trình bỏ hoang đáng sợ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Bảo Bình (Theo european) ([Tên nguồn])
Du lịch Châu Âu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN